Khi lựa chọn con đường xuất khẩu lao động Nhật Bản, người lao động thường có hai hướng đi chính: diện Thực tập sinh hoặc diện Kỹ sư. Vậy hai hình thức này khác nhau như thế nào? Hãy cùng VIETRIMD tìm hiểu ngay!
1. Điều kiện đi Nhật diện Thực tập sinh
Chương trình Thực tập sinh Nhật Bản dành cho lao động phổ thông với các điều kiện cơ bản như sau:
- Độ tuổi: 18 – 35 tuổi
- Sức khỏe: Đạt tiêu chuẩn theo quy định, không mắc bệnh truyền nhiễm, không có tiền án, tiền sự.
- Ngoại hình: Nam cao tối thiểu 1m60, nữ cao tối thiểu 1m50; cân nặng tương ứng từ 50kg và 40kg trở lên.
- Trình độ học vấn: Tốt nghiệp THPT
- Mức lương: Thấp hơn lao động người Nhật nhưng cao hơn nhiều so với mức lương tại Việt Nam.
2. Điều kiện đi Nhật diện Kỹ sư
Chương trình Kỹ sư yêu cầu cao hơn so với Thực tập sinh và dành cho lao động có trình độ chuyên môn. Điều kiện bao gồm:
- Trình độ học vấn: Tốt nghiệp Cao đẳng hoặc Đại học đúng chuyên ngành liên quan.
- Kinh nghiệm làm việc: Có tay nghề và kỹ năng phù hợp với công việc tại Nhật.
- Yêu cầu khác: Các điều kiện sức khỏe, lý lịch, tài chính tương tự như diện Thực tập sinh.
- Mức lương: Tối thiểu 36 triệu đồng/tháng, cao hơn nhiều so với diện Thực tập sinh và lương tại Việt Nam.
3. So sánh sự khác biệt giữa diện Kỹ sư và Thực tập sinh
Tiêu chí | Diện Kỹ sư | Diện Thực tập sinh |
---|---|---|
Tư cách lưu trú | Visa lao động dài hạn | Visa Thực tập sinh (có 3 cấp độ: TTS 1, 2, 3) |
Thời hạn lưu trú | 1 năm, 3 năm, 5 năm… (có thể gia hạn) | 6 tháng – 5 năm (tùy đơn hàng) |
Thời gian làm việc tại Nhật | Không giới hạn | Tối đa 5 năm nếu đi đơn hàng 3 năm |
Thời gian chờ cấp visa | Khoảng 2 tháng | Khoảng 4 – 5 tháng (bao gồm học tiếng, đào tạo) |
Yêu cầu bằng cấp | Tốt nghiệp Cao đẳng trở lên, chuyên ngành phù hợp | Tốt nghiệp cấp 3 trở lên, tùy yêu cầu đơn hàng |
Chế độ phúc lợi | Như lao động Nhật, có bảo hiểm, lương hưu, thưởng | Lương cơ bản theo vùng, bảo hiểm xã hội, tai nạn |
Loại hình công việc | Chuyên môn cao, liên quan đến ngành học | Lao động phổ thông, theo hợp đồng ký kết |
Chuyển việc, đổi công ty | Được phép, giống nhân viên chính thức | Không thể, trừ khi chuyển sang visa kỹ năng đặc định |
4. Nên chọn diện Kỹ sư hay Thực tập sinh?
👉 Nếu bạn có bằng Cao đẳng/Đại học và mong muốn thu nhập cao, làm việc lâu dài tại Nhật, diện Kỹ sư là lựa chọn tốt nhất.
👉 Nếu bạn không có bằng cấp chuyên môn, muốn tích lũy kinh nghiệm, thu nhập ổn định thì diện Thực tập sinh là con đường phù hợp.
Liên hệ VIETTRIMD để được tư vấn chi tiết!
📌 Follow fanpage VIETTRIMD để cập nhật nhanh chóng những thông tin hữu ích về xuất khẩu lao động Nhật Bản! 🚀
HOTLINE: 0981 415 444
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Sự khác biệt giữa Xuất khẩu lao động Nhật Bản diện Kỹ sư và Thực tập sinh
Quy trình đăng ký tham gia chương trình xuất khẩu lao động
Tâm sự của một người con xa xứ – Hành trình không chỉ có ước mơ mà còn có cả nước mắt…
NHỮNG NGÀNH NGHỀ ĐANG HOT KHI DU HỌC HÀN QUỐC
Nhiều tỉnh của Nhật Bản muốn tiếp nhận thêm người Việt sang học tập và làm việc
Làm việc tại đất nước hạnh phúc hàng đầu thế giới – Đan Mạch
Du học Nghề Đức 2023
Du học nghề tại Úc – Cơ hội vàng cho Du học sinh Việt Nam 2023